Chuyển đến nội dung chính

[ẢNH] Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Tết Trung thu ở một số nước châu Á

Trung thu là dịp để mỗi gia đình ở Việt Nam đoàn viên, họ quây quần bên mâm cơm và kể cho nhau nghe những chuyện đã xảy ra trong năm. Đây cũng là dịp để kết nối những người trong gia đình ngày một gắn bó Một đặc trưng không thể thiếu của người Việt trong đêm Trung thu đấy là đèn lồng, đèn lòng của người Việt thường được làm bằng giấy màu trong suốt, tạo hình con vật và được thắp sáng bên trong Bánh Trung thu là loại bánh nướng có nhân ngọt, thường được làm bằng đậu xanh. Bánh được dùng chung với trà trong đêm Trung thu và đang trở thành một món ăn không thể thiếu của người Việt trong dịp lễ đoàn viên. Trẻ con ở Việt Nam đều sẽ được rước đèn và phá cỗ trong đêm Trung thu, chúng sẽ được bố mẹ làm hoặc mua cho những chiếc đèn lồng thắp sáng để đi rước đèn, phá cỗ Tại Trung Quốc, Tết Trung thu là lễ truyền thống lớn thứ 2 sau Tết Âm lịch. Người Trung Quốc quan niệm, đây là dịp lễđể báo hiếu tổ tiên, cha mẹ, bày tỏ lòng biết ơn với đất trời cho mùa màng bội thu và để có dịp đoàn tụ, chung vui bên gia đình Màn múa rồng được xem là điểm nhấn trong Tết Trung thu ở Trung Quốc. Người Trung Quốc cho rằng, con rồng uy quyền, trí tuệ và sẽ mang may mắn, thịnh vượng đến với con người Tết Trung thu ở Trung Quốc cũng có sự xuất hiện của đèn lồng, được đầu tư vào làm rất tỉ mỉ Trong ngày Trung thu, người Trung Quốc có phong tục ngắm trăng và tế trăng.Các thiếunữ cúng trăng chủ yếu mong muốn mình có vẻ đẹp thanh cao thuần khiết như Hằng nga, trắng trong vĩnh cửu tựa mặt trăng Trong đêm Trung thu, người Trung Quốc thường dùng giấy dầu làm thành chiếc đèn hình hoa sen, sau đó thắp một ngọn nến, thả xuống sông hồ. Trước khi thả đèn phải thành tâm cầu nguyện, để chiếc đèn mang những nguyện ước của mình bay xa, cho ước vọng trở thành sự thật Ở Nhật Bản lễ hội Trung thu được gọi là Tsukimi - lễ hội ngắm trăng, được tổ chức vào rằm tháng 8 (15-8 âm lịch) Trong lễ hội Tsukimi, người dân Nhật Bản thường thụ tập cùng gia đình làm bánh Tsukimi Dango xếp theo hình tam giác nhọn Trong Tết Trung thu,người Nhật sẽ làm những món bánh truyền thống của mình, sau đó họ những khay bánh ở kế bên hiên nhà. Họ quan niệm rằng nếucó trẻ em đến tự ý ăn bánh nhà mình thì họ sẽ gặp rất nhiều may mắn trong năm Ở Nhật thì Tết trung thu là dịp mà những người con xa xứ trở về, cùng nhau liên hoan và làm những món ăn truyền thống. Họ còn chuẩn bị cho mình những trang phục đẹp để đi lễ hội Ngày lễ ngắm trăng đặc biệt này còn mang một ý nghĩa khác là tạ ơn các vị thần đã ban cho người dân một vụ mùa thật bội thu, họ đã làm những mâm lễ cúng thật chu đáo bằng chính những thứ mà họ làm ra như bánh truyền thống Dango, cỏ bông bạc Susuki,... Tại Hàn Quốc, Tết Trung thu được gọi là Chuseok - đêm mùa thu, đêm trăng rằm đẹp nhất trong năm. Điều đặc biệt là, trong dịp lễ này, người Hàn sẽ được nghỉ 3 ngày để đón tết Chuseok Các cửa hàng sẽ đóng cửa trong dịp lễ này để dành thời gian quây quần bên người thân của mình. Trẻ con ở Hàn Quốc sẽ được thưởng thức các loại bánh do bà hoặc mẹ làm trong Tết Chuseok Bánh songpyeon là món ăn không thể thiếu được trong ngày lễ Chuseok của người Hàn Quốc. Songpyeon là một loại bánh gạo đặc biệt, nó được làm từ gạo, đỗ xanh, hạt dẻ, đậu đỏ, mè, dầu, lá thông và lá dừa Tết Chuseok sẽ là dịp để những người trong gia đình tụ tập lại cùng nhau làm nhiều loại bánh, hoạt động này được diễn ra thường niên. Người Hàn cho rằng, qua đó, tình cảm gia đình sẽ trở nên bền chặt hơn Lễ Tết Trung thu ở Malaysia diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm,cácgia đình sẽ ăn mừng và cảm ơn một vụ mùa tươi tốt. Các lễ vật bao gồm bánh trung thu, khoai môn nấu chín, một loại hạt dẻ nước giống như sừng trâu đen. Đây cũng là một dịp sum họp của nhiều gia đình, giống như Lễ Tạ Ơn. Ngườidân Malaysia xem Trung thu là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm hạnh phúc an vui, chơi đèn lồng nhiều màu sắc, ăn bánh trung thu và ngắm trăng. Những ngày Tết Trung thu, người dân Malaysia sẽ tham gia lễ hội thả đèn trời, họ gửi gắm những mong ước tốt đẹp cho một năm mới bình an theo những chiếc đèn lung linh được thả lên trời cao Ngoài ra, những chiếc đèn lồng khổng lồ rực rỡ được trang trí khắp nơi hay trong những sạp hàng với nhiều hình dạng, kích cỡ cùng với rất nhiều loại bánh Trung Thu mang hương vị truyền thống khiến cho không gian thêm náo nhiệt


TIN KHÁC

Nhan sắc quyến rũ, vóc dáng sexy của 'Captain Marvel' Brie Larson    Zing.vn Từ khi cắt đi mái tóc dài, Brie Larson ngày càng xinh đẹp, trẻ trung. Cô biết cách tận dụng đôi mắt "biết nói" hút hồn và gương mặt góc cạnh rất điện ảnh trong ...
Đón trăng này lại nhớ trăng xưa... Có vẻ như, khái niệm về Trung thu mà bậc phụ huynh thế hệ 8X đời đầu như tôi đưa ra đã trở nên lỗi thời, cũ kỹ trong suy nghĩ của những đứa trẻ thời nay. Trung thu với chúng bây giờ chỉ đơn giản là dịp để được người lớn tặng quà. Dĩ nhiên, quà sẽ là những món đồ chơi mà chúng yêu thích, được quyền gợi ý và lựa chọn. Ngay cả món bánh “huyền thoại” đặc trưng cho vị Tết Trung thu như bánh dẻo, bánh nướng cũng không còn là thứ quà khiến bọn trẻ thòm thèm hay háo hức. Niềm vui của trẻ em đón Tết Trung thu thời bao cấp Ký ức ấu thơ Lại nhớ những Trung thu khi mình còn là đứa trẻ. Hà Nội khi ấy, những năm đầu thập niên 90 vẫn còn vẹn nguyên không khí nhộn nhịp và sắc màu truyền thống của ngày Tết trông trăng. Trung thu trong suy nghĩ của lũ trẻ lúc bấy giờ chỉ đơn giản là ngày mà “ông Trăng” tròn và sáng nhất năm, trông lên cao sẽ thấy rõ “chú Cuội ngồi gốc cây đa”, và đúng đêm Rằm thì được kéo nhau đi rước đèn, xem múa lân - sư - rồng, rồi cuối cùng là